Christopher Columbus: Một Sai Lệch Của Lịch Sử?

columbers 1

Christopher Columbus (1451-1506) là một nhà hàng hải gốc Ý rất nổi tiếng – người được cho là đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử thám hiểm châu Âu với những khám phá vĩ đại mở ra thời kỳ thuộc địa của châu Mỹ giàu có và rộng lớn… Được sự tài trợ của Vua Ferdinand II và Hoàng hậu Isabella I của quốc vương Tây Ban Nha, Columbus đã thực hiện cả thảy bốn cuộc thám hiểm nhằm tìm con đường biển từ Tây sang Đông. Columbus từng được phong chức Đại Đô đốc và là quan Toàn quyền của hòn đảo Hispaniola do chính mình khám phá – bao gồm nước cộng hòa Dominica và Haiti ngày nay. Tuy nhiên, về sau ông bị kết tội lạm quyền và bị bắt vào năm 1500. Hậu duệ của Christopher Columbus kể từ đó đã bắt đầu một cuộc chiến pháp lý với quốc vương Tây Ban Nha kéo dài gần 300 năm nhằm đòi quyền thừa hưởng lợi tức từ thuộc địa.

columbus4

Ngày lễ Columbus đầu tiên diễn ra ở New York vào ngày 12 tháng 10 năm 1792 nhằm vinh danh và kỷ niệm 300 năm ngày Christopher Columbus đặt chân lên châu Mỹ. Đến năm 1937, Tổng thống  Franklin D. Roosevelt tuyên bố chọn ngày 12 tháng 10 là ngày lễ quốc gia – ‘Columbus Day’. Nhưng cũng kể từ đó rất nhiều tiểu bang và địa phương trên khắp nước Mỹ như Berkeley, South Dakota, Oregon, Alsaka, Alabama, Hawaii… đã không còn ca ngợi thành tựu thám hiểm vĩ đại của Columbus nữa. Ngoài việc chỉ trích Columbus đã gây ra những cuộc thảm sát người da đỏ bản địa – một lý do cũng quan trọng khác là vì mọi người muốn thừa nhận một thực tế rằng Columbus thật ra không phải là người đầu tiên phát hiện ra châu Mỹ.

Nhiều bằng chứng lịch sử ghi nhận rằng: 500 năm trước khi Columbus ra đời, một nhà thám hiểm dũng cảm người Iceland tên là Leif Ericsson (970-1020) đã đặt chân đến Newfoundland vào năm 1003 – đó một hòn đảo thuộc lãnh hải Canada, Bắc Mỹ ngày nay!

Columbus 2

Còn người châu Âu đầu tiên tiếp cận vùng đất màu mỡ này cũng là một nhà thám hiểm người Ý khác, đó chính là thuyền trưởng John Cabot (1450 – 1500). Cabot cũng đã cập bến Newfoundland vào năm 1497 trong khi thực hiện các sứ mệnh thám hiểm và tìm kiếm thuộc địa theo mệnh lệnh của Vua Henry VII nước Anh.

Vì sao nước Mỹ lại tôn vinh Columbus chứ không phải Cabot? Theo giải thích của giới sử học, một trong những lý do có sự sai lệch lịch sử này đó là, trong thời sơ khai – nước Mỹ đã phải chiến đấu chống lại quân xâm lược Anh chứ không phải quân Tây Ban Nha. Các chuyến thám hiểm của Columbus do quốc Vương Tây Ban Nha tài trợ nhằm truyền bá và cải đạo Cơ đốc giáo cho dân bản địa, trong khi John Cabot nhận mệnh lệnh từ Hoàng gia Anh – và chính sự phát hiện Newfoundland của Cabot đã dọn đường cho sự xâm chiếm của quân Anh gần hết lãnh thổ Bắc Mỹ. Do vậy, trong quá khứ người Mỹ quay sang tôn vinh Columbus như một vị anh hùng trong khi chẳng bao giờ thừa nhận công trạng của Cabot.

columbus 5Khi nghiên cứu và đánh giá thành tựu của Columbus đối với lịch sử hàng hải và thám hiểm thế giới, các nhà sử học đều đồng tình hằng: mặc dù với mục đích ban đầu là xác lập tuyến đường biển thông thương với châu Á – nhưng rồi những khám phá tình cờ của ông ở châu Mỹ có ý nghĩa hơn rất nhiều so với hải trình vượt Đại tây dương mà ông thất bại trong việc tìm kiếm. Tuy nhiên, có một điều mà giới chuyên môn khó hiểu đó là kế hoạch và những toan tính của Christopher Columbus: ông giong buồm tìm đường đi đến Ấn độ nhưng kỳ thực ông không biết rõ mình đang đi đâu. Khi thuyền cập bến quần đảo Bahamas năm 1492 ông lại nghĩ mình đang ở một nơi nào đó thuộc Đông Á và khi trở lại Tây Ban Nha ông chẳng biết mình từng đi qua những nơi nào.

Bán hàng kiểu Columbus

Tác giả và là chuyên gia huấn luyện hàng đầu thế giới Brian Tracy đã từng có một ví von gọi là ‘bán hàng kiểu Columbus’ – tức là chẳng có kế hoạch gì cụ thể, nhân viên mạnh ai nấy làm, đụng gì bán nấy, không có khách hàng mục tiêu hay thị trường mục tiêu, cũng như chẳng xác định đâu là sản phẩm cốt lõi… Chẳng có gì cụ thể nên đến khi cần phải triển khai cũng chẳng có manh mối thực hiện thế nào khiến Sales cũng bí luôn. Cuối cùng là đụng gì bán nấy, theo cách rất hên xui, may rủi.

Trịnh Minh Thảo

 

Leave a Reply

Fill in your details below or click an icon to log in:

WordPress.com Logo

You are commenting using your WordPress.com account. Log Out /  Change )

Twitter picture

You are commenting using your Twitter account. Log Out /  Change )

Facebook photo

You are commenting using your Facebook account. Log Out /  Change )

Connecting to %s