
Tâm lý lo lắng, kế hoạch đảo lộn, thu nhập ảnh hưởng… đó là những gì diễn ra với khách hàng, & đương nhiên tác động trực tiếp đến Sales. Chưa kể vì giãn cách nên cách tiếp thị & bán truyền thống không còn phù hợp.
Tuy nhiên, nếu tháng trước chúng ta còn hy vọng xáo trộn sớm qua, dịch sớm kết thúc thì lúc này đành chấp nhận một thực tế là tình trạng có thể kéo dài – mọi thứ còn lâu để ‘bình thường mới’.
Như vậy, banker không chờ mà phải chiến – tích cực & chủ động hơn nữa.
Có một số cơ hội để khai thác & tận dụng:
1. Nhu cầu cao ở một số sản phẩm: thẻ, bảo hiểm, dịch vụ tài khoản, hạn mức… – nên tích cực khai thác cross-sales & up-sales
2. Nhu cầu cao ở một nhóm khách hàng: vài phân khúc khách hàng tăng trưởng tốt giai đoạn này (y tế, bán lẻ, giáo dục/giải trí online, viễn thông…) – nên chú trọng & đẩy mạnh tiếp thị
3. Khách hàng có nhiều thời gian ở nhà: trở nên cởi mở & rảnh rỗi hơn (để nghe điện thoại/tiếp nhận thông tin…) – tận dụng telesales & telemarketing
4. Khách hàng có thời gian tìm hiểu sản phẩm: trước dịch bận rộn không có thời gian cho bảo hiểm nhưng bây giờ có thể kiên nhẫn & quan tâm tìm hiểu…
5. Khách hàng sẽ nhớ những gì bạn làm lúc khó khăn: chú trọng dịch vụ, tận tình chăm sóc, quan tâm mang lại giá trị cộng thêm
6. Khai thác referral-sales: tích cực tương tác hệ Khách hàng hiện hữu, nhờ khách hàng giới thiệu khách hàng có thể đang có nhu cầu sản phẩm dịch vụ ngân hàng
7. Tận trụng thời gian up-skills: đây là thời gian tốt để học, tích luỹ kỹ năng, rèn luyện chịu đựng…
Bằng cách này, banker tự tin vượt qua mùa dịch thay vì phí hoài chờ đợi!
Trịnh Minh Thảo